Mời đón xem livestream: Tổn thương tim mạch hậu COVID-19, làm sao để chữa lành? Cho đến nay các nhà nghiên cứu về virus học cũng chưa biết hết những hệ lụy do COVID-19 gây ra. Mặc dù phổi là điểm đến đầu tiên của virus nhưng các biến chứng hay triệu chứng Covid trở nặng lại là do tình trạng VIÊM & HUYẾT KHỐI, VI HUYẾT KHỐI ở tim và mạch máu. Đặc biệt, tình trạng này vẫn tiếp tục tiến triển ở một số người bệnh đã âm tính trở lại, cho dù trước đó họ không có bệnh tim mạch và nhiễm COVID-19 với các triệu chứng nhẹ. Trong 200 di chứng hậu COVID-19 đã được phát hiện, biến chứng tim – mạch máu, đặc biệt là trên cơ tim và hệ vi mạch vành (mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cơ tim) có mức nghiêm trọng hơn cả, với các tổn thương cấp tính như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim hoặc các tổn thương mạn tính gây suy tim, rối loạn nhịp tim. Một nghiên cứu trên gần 48.000 bệnh nhân từ 17 đến 87 tuổi, được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine) tháng 8/2021 cho thấy 25% bệnh nhân xuất hiện tổn thương tim kéo dài, 20 – 60% bệnh nhân gặp bất thường về tim ở thời điểm hai tháng sau khi mắc COVID-19.Trước hàng loại di chứng nguy hiểm tại tim – mạch máu, nhiều câu hỏi được đặt ra:● Hậu COVID-19 để lại những di chứng nào cho tim mạch?● Trong hệ vi mạch, những vi mạch tại cơ quan nào bị COVID-19 “tàn phá” nghiêm trọng nhất?● Dấu hiệu nhận biết di chứng trên tim mạch hậu Covid● Di chứng tim mạch hậu COVID-19 có phục hồi được không?● Khi nào cần tầm soát di chứng tim mạch hậu COVID-19?● Người bị bệnh tim mạch phải làm gì để đối phó với di chứng thiếu máu tim, rối loạn nhịp, suy tim, viêm cơ tim hậu COVID-19? Tất cả những thắc mắc này sẽ được BS.CK2 Vũ Minh Đức – chuyên gia về tim mạch giàu kinh nghiệm và là GĐ phòng khám GOLDEN CARE sẽ giải đáp trong chương trình với chủ đề “Tổn thương tim mạch hậu COVID-19, làm sao để chữa lành?” ”
GIPHY App Key not set. Please check settings