Từ những thông tin ban đầu, một số ý kiến cho rằng, nhóm người ở ‘Tịnh thất Bồng Lai’ đã lạm dụng, đánh tráo khái niệm một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến Phật giáo.
PNgày 10.1, trao đổi với PV Thanh Niên, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM cho biết, khái niệm cơ sở Phật giáo được xem xét dưới 3 góc độ.
Thứ nhất, theo luật Tín ngưỡng tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam thì “Tịnh thất Bồng Lai” chưa từng đăng ký nên không thuộc cơ sở tôn giáo.
Nhóm “Tịnh thất Bồng Lai” không thỏa mãn điều kiện để được thành lập “tịnh thất”
Trước đó, trao đổi với PV Thanh Niên, Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, đã phân tích cụ thể về các hành vi của nhóm “Tịnh thất Bồng Lai”.
Cụ thể, theo Hòa thượng Thích Minh Thiện, ông Lê Tùng Vân cùng những người khác có cả nam, nữ, trẻ em ở tại nhà bà Cao Thị Cúc (62 tuổi, số nhà 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa, Long An – nơi được ông Lê Tùng Vân đặt tên là “Tịnh thất Bồng Lai”, sau đó đổi tên thành “Thiền am bên bờ vũ trụ” – PV) dù có tín ngưỡng Phật giáo bằng hình thức tu tại gia thì cũng không được treo bảng có chữ “tịnh thất”. Bởi, nếu treo bảng “tịnh thất” là vi phạm các quy định về tổ chức được quy định trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cụ thể, trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo từ năm 1981 có quy định các cơ sở trực thuộc gồm: tự viện, chùa, am, tịnh xá, niệm phật đường, tịnh thất… để thực hiện các hoạt động tín ngưỡng Phật giáo.
Hòa thượng Thích Minh Thiện cho biết, để thành lập cơ sở trực thuộc Giáo hội Phật giáo, cá nhân, tổ chức đó phải có đồng thuận của cộng đồng cư dân địa phương xung quanh; văn bản về sự cần thiết và tính đúng đắn về việc thành lập một cơ sở Phật giáo của chính quyền cấp xã, huyện, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, tỉnh và sự thống nhất của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo cấp huyện, tỉnh
GIPHY App Key not set. Please check settings